Vài nét đặc sắc trong phong tục Thái Lan mà bạn nên biết

Vài nét đặc sắc trong phong tục Thái Lan mà bạn nên biết

Thái Lan – xứ sở chùa Vàng là một đất nước phát triển với nền văn hóa đặc sắc. Du lịch Thái Lan, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đất nước Thái Lan. Thái Lan là một đất nước thân thiện, lịch sự, tôn trọng dân chủ, ủng hộ giáo lý của Đức Phật và tôn trọng lẫn nhau. Vì những lý do này, khách du lịch đến Thái Lan luôn cảm thấy như ở nhà và mang lại danh tiếng về lòng hiếu khách cho du lịch Thái Lan trên toàn thế giới. Rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn đến với đất nước hấp dẫn này; đặc biệt là nét riêng trong phong tục Thái Lan, chúng hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Phong tục chào hỏi

văn hoá chào hỏi

Thái Lan là một đất nước xinh đẹp; nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống thú vị và một xã hội được liên kết chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng và Phật giáo. Chào, cảm ơn hay tạm biệt ai đó đã đi vào truyền thống Thái với cái gọi là Wai. Đây là một động tác chắp tay lại; giống như khi cầu nguyện; đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.

Sự tôn kình dành cho Hoàng gia

Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan; những người được kính trọng nhất. Sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “hoàng ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác.

Bài hát quốc ca

Hai lần một ngày, bài quốc ca Thái Lan được phát và mọi người dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào quốc gia.

Mỗi ngày trong tuần là một màu sắc

Một trong những phong tục rất hay của Thái Lan là mỗi ngày trong tuần đại diện cho một màu cụ thể bắt nguồn từ truyền thuyết. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà vua. Những màu khác thì liên quan đến các ngày trong tuần như màu xanh dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.

Cẩn thận với các bộ phận trên cơ thể

Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có ý nghĩa riêng trong nền văn hóa Thái. Đầu là nơi linh thiêng nhất của một người; tùy tiện chạm vào đầu ai đó là sự sỉ nhục to lớn. Chân là nơi “kém giá trị” nhất, đưa chân lên cao hoặc chỉa vào ai đó rất làm mất lòng người khác. Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai.

Trang phục phải phù hợp

Người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo bề ngoài nên bạn cần phải ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng. Việc ăn mặc lượm thượm được xem như không tôn trọng người khác. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm việc ăn mặc. Đến đây bạn phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bị từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.

Kiềm chế cảm xúc

Giận dữ là điều không thể tha thứ ở Thái Lan, nếu ai đó bắt đầu nóng giận; họ thường bỏ đi để bình tĩnh lại. Trong phong tục Thái Lan, nếu không cho đối tác thấy được sự nóng tính thay vì sự đàng hoàng có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và nhận được cái nhìn kinh tởm từ đồng nghiệp. Vậy nên rèn luyện tính kiên nhẫn là cách tốt nhất áp chế cơn nóng giận. Thậm chí khi thông báo một tin xấu hay rơi vào một tình huống khó khăn; nụ cười vẫn có thể nở trên môi của những người liên quan. Ở Thái Lan, một nụ cười với những người nghèo khó được xem như đang thể hiện sự tử tế với những ai trong cuộc.

Lịch sự trong ăn uống

Trong mỗi bữa ăn, các dụng cụ đều có công dụng riêng nhưng nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗng và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong đĩa lớn; từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên đĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

Mặc cả ở nơi không có giá niêm yết

Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến. Bạn có thể xem thêm bài Những cách mặc cả khi mua hàng ở Thái Lan.

Cách tặng quà

Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá; đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate ngon; các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây. Một nghi lễ khác cũng cần được tôn trọng là khi vào nhà ai đó; chúng ta nên bước qua ngạch cửa; không nên giẫm chân lên.

Tránh những hành động thân mật

tránh hành động thân mật

Cũng như phần lớn những người Á Đông khác; người Thái cũng ngại ngùng và không thích hành động ôm, hôn khi gặp gỡ. Họ xem những hành vi tiếp xúc thân mật là thiếu tế nhị. Cho dù bạn hoàn toàn không có ý xấu nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái; đặc biệt là ở chốn đông người.

Ở những nước Châu Âu việc thể hiện các hành động thân mật nơi công cộng được coi là bình thường. Tuy nhiên, ở một số đất nước châu Á đặc biệt là Thái Lan thì điều này là mất lịch sự và không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận trước khi có ý định tán tỉnh một người phụ nữ Thái; vì có thể sẽ mang lại cho bạn những sự cố ngoài ý muốn.

Giữ khoảng cách với vi sư là điều nữ giới cần làm

nữ giới giữ khoảng cách với vi sư

Phật giáo là một trong những tôn giáo rất tôn nghiêm. Đối với mỗi quốc gia khác nhau thì lại có những quy định về tôn giáo khác nhau nhằm phù hợp với văn hóa; truyền thống của quốc gia đó. Tại Thái Lan, với hơn 95% dân số theo đạo Phật vì thế những quy định riêng của tôn giáo này cũng được đưa vào trong điều lệ đất nước.

Việc nữ giới lại gần hay chạm vào các nhà sư là một điều cấm kỵ ở Thái Lan. Và kể cả trên xe bus công cộng; khi bạn thấy một nhà sư bạn cũng không được ngồi gần họ. Tất nhiên Phật Giáo cũng quy định các nhà sư tuyệt đối không được đụng chạm vào nữ giới.

Trong trường hợp các nhà sư muốn trao cho người đối diện là nữ một cái gì đó; thì họ phải đặt đồ vật đó xuống đất để người phụ nữ tự nhặt lên. Nếu một người phụ nữ muốn tặng quà cho nhà sư; món quà sẽ được chuyển qua nam giới; nếu không nhà sư sẽ dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà.

“Nhập gia tùy tục”, việc tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia không chỉ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới mẻ mà còn rất hữu ích cho những chuyến du lịch trong tương lại của bạn nữa đấy. Hy vọng, với những thông tin wpg.com.vn vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong những chuyến hành trình khám phá xứ chùa Vàng đầy xinh đẹp sắp tới nhé!

Nguồn: khamphathailan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội