Vật cầu bùn – lễ hội Việt Nam được vinh danh trên báo Mỹ

Vật cầu bùn – lễ hội Việt Nam được vinh danh trên báo Mỹ

Ở Việt Nam, lễ hội được coi là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Các lễ hội lớn nhỏ được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, giúp phản ánh rõ nét nhất phong tục tập quán của từng vùng miền. Lễ hội Văn hóa truyền thống Việt Nam kéo dài từ Bắc vào Nam và được tổ chức quanh năm. Hiện nay, hàng năm Việt Nam tổ chức hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Mỗi vùng có một lễ hội độc đáo của riêng mình. Hội vật cầu bùn làng Vân ( huyện Yên Việt, tỉnh Bắc Giang) là một sự kiện văn hóa và thể thao độc đáo, “độc quyền” vì không có nơi đâu có.

Tương truyền, Lễ hội Vật cầu bùn  diễn ra ở Làng Vân có nguồn gốc từ thời Lý Bôn và Lý Bí chống quân Lương. Truyền thuyết về bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy đánh bại yêu ma trong một trận đấu vật ở đầm lầy vẫn luôn được kể trong lòng người dân làng Vân. Lễ hội này đã từng được đăng lên báo Mỹ. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu rõ hơn về lễ hội này nhé.

Tìm hiểu về môn vật cổ truyền của Việt Nam

Đấu vật là một hoạt động dùng sức không có phương tiện, dụng cụ nào. Ngoài tài khéo nhanh nhẹn, nghệ thuật, dẻo dai. Và sức lực nhằm thi thố tài năng quật ngã nhau giữa hai đối thủ gọi là Đô hay Đô Vật. Khác với đánh võ bàn tay luôn luôn cứng. Khi giao đấu các đô vật hai bàn tay mở xòe và mền mại. Hầu dễ dàng cầm nắm, quăng quật. Những đô vật nổi tiếng hay bậc thầy được tôn là Trạng Vật. Tại những làng thôn có nhiều đô vật giỏi, hoặc có nơi đào tạo được nhiều đô vật, có thầy dạy hẳn hoi, gọi là Lò Vật.

Tìm hiểu về môn vật cổ truyền của Việt Nam

Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng trong giới nông dân Việt Nam thời xưa. Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người, già, trẻ, gái, trai. Đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường. Người ta bình luận say sưa, chê khen rành rọt từng thế, từng miếng vật. Từng keo vật từng tác phong của mỗi đô. Bộ môn vật, ngoài tính cách giải trí vui chơi. Còn là một môn thể thao hữu ích. Giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng. Thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Đấu vật đã trở thành một tục lệ. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang – một nét đẹp văn hóa

Lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ bao đời nay. Và luôn được con cháu gìn giữ. Hàng năm tại Làng Vân Bắc Giang đều mở hội thu hút sự quan tâm của người dân và du khách thập phương.
Hàng chục thanh niên cởi trần, đóng khố giành nhau một quả cầu gỗ. Là hình ảnh quen thuộc trong lễ hội vật cầu bùn ở Làng Vân. Đây là một lễ hội mang tính “độc bản”. Vì chỉ có duy nhất tại Làng Vân và không xuất hiện ở bất cứ một nơi nào khác. Cứ vào tháng tư âm lịch mỗi năm. Người dân sẽ mở hội để cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa và cuộc sống no ấm.

Lễ hội từng được lên báo Mỹ

Lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc. Mang đậm tinh thần thượng võ và truyền thống của người dân Việt. Lễ hội này vô cùng độc đáo và chỉ xuất hiện ở một nơi. Nên cực kỳ nổi tiếng và thậm chí đã từng được lên báo Mỹ.

Lễ hội từng được lên báo Mỹ

Lễ hội vật cầu bùn diễn ra ngay tại Đền Chùa Vân. Nơi để các quan cầu thi đấu là sân hành lễ trước cửa Đền với diện tích khoảng 200m2. Khi lễ hội diễn ra, sân đầu sẽ được đổ đầy bùn lỏng. Hai đầu của sân có thêm 2 hố bùn sâu để các quan cầu đẩy quả cầu xuống hố. Thời gian thi đấu sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng trong buổi chiều. Thông thường là từ 14h đến 17h với hai giáp đấu. Những người tham gia giành quả cầu trong lễ hội vật cầu bùn chủ yếu là những thanh niên, trai tráng. Là người dân làng Vân.

Lễ hội vật cầu bùn bắt nguồn từ đâu? 

Lễ hội vật cầu bùn ở Làng Vân, Bắc Giang đã có nguồn gốc hàng trăm năm. Sau nhiều năm bị thất truyền thì đến năm 2002. Dân làng đã khôi phục lại và tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay. Theo truyền thuyết thì lễ hội vật cầu bùn Làng Vân được bắt đầu từ thế kỉ thứ 4-5. Khi mà Lý Bộn và Lý Bí đánh đuổi quân Lương. Hội vật tranh quả cầu xuất phát từ tích anh em nhà họ Trương. Bao gồm Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy. Khi đi quan làng này đã đánh thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Từ đó hằng năm, lũ quỷ thua trận góp vui cho thần làng bằng cách tham gia lễ vật cầu bùn.

Trước khi bước vào hội vật cầu bùn người ta sẽ tiến hành làm tế lễ Đức Thánh Tam Giang. Tất cả các thanh niên trai tráng tham gia vật cầu bùn đều sẽ tham gia nghi lễ này. Sau khi lễ thánh xong, tất cả những người tham gia lễ hội sẽ ăn dưa hấu. Uống ba bát rượu sau đó bước vào sân đấu để ra mắt dân làng. Khi ra mắt, những người này sẽ vừa đi vừa hô thật to quanh quả cầu gỗ được đặt ở giữa sân. Đây là nghi lễ thể hiện tinh thần thượng võ.

Thể lệ trận đấu

Thể lệ trận đấu

Khi bắt đầu trận đấu, hai bên giáp sẽ cử ra những trai tráng khỏe nhất xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão. Nếu như đô vật bên nào thắng thì giáp bên đó sẽ được quyền giao cầu. Quả cầu gỗ ở lễ hội vật cầu bùn Làng Vân có kích cỡ lớn hơn quả bóng thông thường với trọng lượng khoảng 20 ký. Những ngày thường, quả bóng này sẽ được cất giữ cẩn thận trong hậu cung của đền làng, chỉ khi đến lễ hội vật cầu bùn người ta mới lấy ra.

Khi vào trận đấu, các thanh niên sẽ giành nhau quả cầu, nếu quả cầu bị rớt xuống đất, 16 thanh niên hay còn gọi là quân cầu phải tiến hành nâng cầu lên rồi mới hạ xuống để tiếp tục tranh cầu. Lễ hội vật cầu bùn Bắc Giang là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc được lưu truyền đến tận ngày nay. Nếu có dịp về Bắc Giang đúng dịp mùng 10 đến 14 tháng 4 âm lịch bạn hãy nhớ dự lễ hội vật cầu bùn độc đáo này nhé!

Hy vọng bài viết của wpg đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội