Mâm cỗ Trung thu của khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì?

Mâm cỗ Trung thu của khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì?

Trung thu của trẻ thơ là mâm cỗ đầy hoa quả, bánh kẹo hay tiếng trống múa lân rộn ràng ngoài phố. Trung thu với người lớn đã trở nên êm ả và thoải mái hơn. Mỗi vùng miền trải dài trên khắp đất nước đều mang những nét văn hóa, ẩm thực riêng. Chính vì vậy cứ mỗi dịp Tết Trung thu, những bức ảnh ẩm thực đẹp và xúc động lại nở rộ. Cứ đến độ xoay tròn là rằm tháng 8, người dân khắp nơi lại nô nức đón chờ Tết Trung thu. Mọi nơi trên đất nước Việt Nam, mọi nơi, mọi miền, mọi gia đình đều có những cách đón khác nhau.

Mâm cỗ trung thu là một phần tất yếu trong dịp rằm tháng 8 hàng năm. Giờ đây, mâm cỗ Trung thu đã đơn giản hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những loại trái cây đa dạng, như: nải chuối vàng, quả trứng chín, quả hồng đỏ mang lại hy vọng, quả mãng cầu, quả bưởi mang lại điều tốt lành, quả lựu chứa điều may mắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem có gì trong mâm cỗ Trung thu ở 3 miền đất nước nhé.

Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau. Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường. Nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nàng bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông. Chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính.

Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ. Vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Ý nghĩa mâm cỗ Tết Trung thu

Cho đến tận bây giờ, nguồn gốc thực sự của Tết Trung thu vẫn cứ là một đề tài gây tranh cãi của nhiều học giả. Có người cho rằng, đây là dấu tích sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Có ý kiến lại khẳng định đây là lễ tết truyền thống bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Đại Việt. Chẳng biết tự bao giờ, Tết Trung thu đã trở thành một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất trong một năm của người Việt. Tùy theo từng vùng miền, tết trông trăng cũng mang những sắc thái riêng. Hãy cùng điểm lại những điều đặc biệt trong mâm cỗ trung thu 3 miền, để thấy văn hóa Việt thật độc đáo và đa sắc màu!

Theo nhiều nghiên cứu, hình ảnh về lễ hội trăng rằm đã có trên trống đồng Ngọc Lũ. Và tết trông trăng đã trở thành một ngày lễ tết quan trọng trong năm của người Việt từ rất lâu. Đây không chỉ là dịp sum họp gia đình, bày tỏ lòng yêu kính với tổ tiên, ông bà, họ mạc. Mà còn là dịp tết dành riêng cho trẻ em với những thức quà, trò chơi vô cùng đặc biệt. Tùy theo từng vùng miền, với những đặc trưng về khí hậu. Địa lý, sản vật theo mùa khác nhau. Mà mâm cỗ trung thu 3 miền có sự khác biệt. Nhưng tựu trung, đều gửi gắm những mong ước vô cùng thuần khiết. Về sự may mắn, sung túc, an lành và sinh sôi của người Việt.

Mâm cỗ miền Bắc mang đậm sự trang nhã

Gắng liền với những mùa vụ bội thu

Miền Bắc chính là nơi người ta có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt nhất của khí hậu. Khi đất trời chuyển mình sang thu; bầu trời dường như cao xanh hơn, trong trẻo hơn. Cái nắng không còn gay gắt mà dịu dàng, vàng óng, gió cũng mơn man, mát mẻ. Cỗ trung thu miền Bắc mang đậm sự trang nhã, tinh tế. Gắn liền với những mùa vụ bội thu và những hoa thơm, trái ngọt vốn là đặc sản của mùa thu Bắc Bộ. Như: cốm xanh thơm ngát, hồng chín đỏ mọng…

Gắng liền với những mùa vụ bội thu

Lễ hội trăng rằm được người miền Bắc chuẩn bị từ đầu tháng 8. Khi ấy, phố phường sẽ ngập tràn các thức quà bánh, lồng đèn đủ màu sắc. Bởi đây là ngày tết của trẻ em, khác với những mâm cỗ trung thu 3 miền. Cỗ trông trăng miền Bắc được bài trí khá bắt mắt với những tạo hình ngộ nghĩnh. Như: Chó bông kết bằng những múi bưởi. Ông tiến sĩ giấy và các con vật làm bằng hoa quả và giấy màu…

Mâm cỗ đơn giản hơn xưa

Mâm cỗ trung thu bây giờ đã đơn giản hơn xưa rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn không thể thiếu các loại quả như: chuối trứng cuốc chín vàng. Trái hồng đỏ tượng trưng cho hi vọng; quả na mang ước nguyện sinh sôi; quả bưởi mang điều tốt lành. Và quả lựu chứa những ngọt ngào may mắn… Ngoài ra, trong mâm cỗ trung thu miền Bắc, không thể thiếu các loại bánh nướng bánh dẻo được tạo hình tròn – vuông. Tượng trưng cho trời – đất. Hoặc hình đàn lợn, cá chép… thưởng thức cùng với trà ướp hương sen.

Mâm cỗ trung thu tròn đầy, ý nghĩa theo quan niệm của người miền Bắc phải đạt các yêu cầu. Như: Có quả xanh, quả chín, đủ ngũ sắc, ngũ vị. Tượng trưng cho quy luật cân bằng của âm dương, vũ trụ. Trong những ngày này, tại các khu phố chính của Hà Nội như: Phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Ngang – Hàng Đào. Thường tổ chức thi bày cỗ để chọn ra những mâm cỗ đẹp và ý nghĩa nhất trong lễ hội trăng rằm.

Miền Trung có gì cúng nấy

Khác với miền Bắc được thiên nhiên ưu đãi. Khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt. Không có nhiều hoa trái. Nên mâm cỗ trung thu miền Trung cũng khá đơn giản. Không quá câu nệ về hình thức. Những ngày này, khác với mâm cỗ trung thu 3 miền. Miền Trung thường có gì cúng nấy, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên. Tuy nhiên, không bởi thế mà rằm tháng 8 ở miền Trung trở nên sơ sài. Ngược lại, đây trở thành dịp để vui chơi với nhiều trò chơi, diễn xướng độc đáo.

Miền Trung có gì cúng nấy

Điểm tổ chức lễ hội rằm tháng 8 ở miền Trung đặc sắc nhất phải kể tới Huế và Hội An. Tại đây, có rất nhiều hoạt động náo nhiệt, thu hút đông đảo du khách tới tham dự. Như: múa lân; thả đèn hoa đăng trên sông Hương, sông Hoài; lễ hội đèn lồng… Trong đêm rằm tháng 8, cố đô Huế và phố cổ Hội An được thắp sáng lung linh bởi hàng trăm chiếc đèn lồng thủ công đủ màu sắc. Bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích lãng mạn và huyền ảo.

Miền Nam và mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”

Là miền đất có khí hậu ôn hòa, mưa nắng tuần tự và một dải đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ với những miệt vườn trù phú, miền Nam có nhiều loại hoa quả rất phong phú. Bởi vậy, mâm cỗ trung thu của người miền Nam, ngoài các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, không thể thiếu 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong muốn: “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài những điểm chung trong mâm cỗ trung thu 3 miền, mâm cỗ của người miền Nam còn có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) để thể hiện sự vững vàng, mong muốn gia đình được đông con nhiều cháu.

Miền Nam và mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”

Tuy khá phóng khoáng và hào sảng trong lối sống, song người miền Nam cũng có khá nhiều điều kiêng kị, đặc biệt, trong mâm cỗ cúng rằm tháng 8 của họ không bao giờ có những loại quả như chuối, lê, táo, cam, quýt. Trong tuần trăng tháng 8, khu phố đèn lồng đường Lương Nhữ Học, Quận 5 trở thành điểm du lịch Tp. Hồ Chí Minh thu hút đông đảo du khách bởi những sắc màu văn hóa đa dạng nơi đây.

Hy vọng bài viết của wpg đã cũng cấp thêm thông tin thú vị cho bạn đọc.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội