Kiến trúc nổi bật và nét lịch sử của Bến Nhà Rồng

Kiến trúc nổi bật và nét lịch sử của Bến Nhà Rồng

Nhắc đến địa danh Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng này. Đây được coi là nơi bắt đầu cho hành trình khánh chiến đầy gian khổ nhưng huy hoàng của trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính tạ nơi đây, vào ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ với tấm lòng yêu nước nhiệt huyết Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp. Lấy tên là Văn Ba và bắt đầu ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp.

Không chỉ mang nét lịch sử của dân tộc Bến Nhà Rồng còn là một công trình mang đậm kiến trúc đặc sắc. Công trình này là sự kết hợp hài hòa giữu kiến trúc phương Tây và phương Đông. Đây là nơi ghi dấu ấn đậm nét cho sự phồn vinh của Sài Gòn xưa. Vốn là một thương cảng sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất khu vực Đông Dương thời bấy giờ. Bến Nhà Rồng – một công trình có ý nghĩa về mặt lịch sử lẫn kiến trúc tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây cũng là địa điểm du lịch được nhiều khách du lịch ghé thăm và tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với du khách nét độc đáo trong kiến trúc Bến Nhà Rồng.

Bến Nhà Rồng ở đâu?

Bến Nhà Rồng là tên gọi đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên công trình này có tên gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng tọa lạc ở địa chỉ số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Do có vị trí gần trung tâm Sài Gòn. Chỉ cách đường Nguyễn Huệ gần 2 km. Nên Bến Nhà Rồng rất thuận tiện để khách du lịch ghé thăm. Từ nhiều năm qua, Bến Nhà Rồng đã trở thành một địa điểm thú vị. Khi vừa mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa. Mà lại vừa có những nét đặc sắc về kiến trúc và du lịch. Du khách có thể đi đến Bến Nhà Rồng qua tuyến đường dưới đây:

Bến Nhà Rồng nằm ở địa chỉ nào?

– Từ chợ Bến Thành, du khách đi theo đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Thị Nghĩa đến Trịnh Văn Cấn.

– Du khách đi vào đường Yersin rồi quẹo vào đường Nguyễn Công Trứ.

– Du khách đi qua cầu Calmette đến đường Hoàng Diệu.

– Du khách quẹo vào đường Nguyễn Tất Thành và đi đến Bến Nhà Rồng.

 Còn từ đường Nguyễn Huệ, du khách sẽ đi đến Bến Nhà Rồng theo tuyến đường sau:

– Du khách đi về hướng Đông Nam của đường Nguyễn Huệ.

– Du khách đi qua cầu Khánh Hội đến đường Đoàn Như Hài.

– Du khách quẹo vào Nguyễn Trường Tộ và Bến Vân Đồn là tới Bến Nhà Rồng khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Tham quan biểu tượng lịch sử Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng – địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh ­có giờ mở cửa và giá vé tham quan như sau:

– Ngày mở cửa: Từ thứ 3 đến Chủ nhật.

– Giờ mở cửa: Từ 7h30 – 11h30 và từ 13h30 – 17h30.

– Vé vào cổng: 2.000 đồng/người. Thông tin giá vé và thời gian tham quan được chúng tôi cập nhật đến thời điểm viết bài. Thông tin này có thể thay đổi theo thời gian. chúng tôi sẽ cập nhật khi có thông tin mới.

Bến Nhà Rồng rất gần với bến Bạch Đằng. Vì thế du khách có thể kết hợp hai điểm tham quan này lại với nhau.  Thời gian tham quan Bến Nhà Rồng Sài Gòn thích hợp nhất là vào buổi chiều. Khoảng từ 15h – 17h là đẹp nhất bởi vì du khách có thể ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên sông Sài Gòn từ Bến Nhà Rồng.

Bến Nhà Rồng đã trở thành một địa điểm thú vị

Bến Nhà Rồng một biểu tượng kiến trúc

Tính lịch sử đất nước

Về mặt lịch sử, Bến Nhà Rồng được biết đến nhiều với sự kiện người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tên gọi thời trẻ của Hồ Chí Minh) đã lên tàu ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Do đó, ở Bến Nhà Rồng hiện tại có đến 7 phòng trưng bày. Các tư liệu và hiện vật về chủ tịch Hồ Chí Minh để khách du lịch thuận tiện tìm hiểu. Về mặt kiến trúc, Bến Nhà Rồng mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc.

Đây được xem là một di sản về mặt kiến trúc bởi Bến Nhà Rồng đã từng là thương cảng phát triển có tiếng ở khu vực Đông Dương. Ban đầu, công trình này được xây dựng bởi Công ty Vận tải đường biển Pháp Messageries Maritimes vào năm 1863. Sau khi được xây dựng xong, Bến Nhà Rồng được sử dụng để làm nơi bán vé tàu và nơi ở cho những người Pháp làm công việc quản lý tàu ra vào tại bến. Tòa nhà có mái ngói gạch đỏ, những hành lang dài với các cột trụ hình tròn, những mái vòm cong và rất nhiều cửa sổ. Tòa nhà có 2 tầng, nhìn rất bề thế và hoành tráng vào thời kỳ bấy giờ.

Bến Nhà Rồng được xây dựng bởi người Pháp vào năm 1863

Trong suốt khoảng thời gian đó cho tới năm 1975. Bến Nhà Rồng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng làm cảng đường thủy. Sau năm 1975, Bến Nhà Rồng thuộc quản lý của Cục Đường biển Việt Nam. Bến Nhà Rồng hiện nay không còn là bến cảng nữa mà đã trở thành di tích cấp Thành phố. Đồng thời là khu lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù chức năng đã thay đổi qua nhiều thời gian. Nhưng hầu hết các kiến trúc của Bến Nhà Rồng vẫn còn giữ nguyên vẹn. Như vậy, Bến Nhà Rồng đã có tuổi thọ tới 157 năm. Một công trình lâu năm như vậy mà vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu là điều rất đáng trân trọng.

Đặc điểm kiến trúc

Do được xây bởi người Pháp nên Bến Nhà Rồng mang dấu ấn kiến trúc của Pháp đậm nét. Điểm thú vị là mặc dù mang kiến trúc Pháp rõ nét như vậy. Nhưng công trình này vẫn thể hiện sự kết hợp với kiến trúc Á Đông đặc sắc. Đó là trên nóc tòa nhà có một đôi rồng châu đầu vào nhau. Theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”, “lưỡng long tranh châu”. Biểu tượng rất quen thuộc ở các đình chùa của Việt Nam. Đôi rồng này được làm bằng đất nung và tráng men xanh.

Tuy nhiên, thay vì ở giữa hai đầu rồng là mặt trăng hoặc viên ngọc. Thì ở đây lại là một phù hiệu mang hình đầu ngựa và mỏ neo. Ý nghĩa của phù hiệu đầu ngựa là nói về việc công ty Messageries Maritimes chuyên vận chuyển đường bộ bên Pháp bằng xe ngựa kéo. Còn mỏ neo là chỉ lĩnh vực hoạt động tàu thuyền của công ty này. Chính vì đôi rồng rất nổi bật này mà công trình của công ty Messageries Maritimes được người dân trong vùng gọi là Bến Nhà Rồng.

Từ đó thành tên phổ biến cho tới ngày nay. Đến năm 1865, người Pháp xây dựng ở đây cột cờ Thủ Ngữ. Nghĩa là cột cờ treo cờ hiệu để thông báo cho tàu thuyền biết đã được vào bến hay phải đợi tiếp. Vào năm 1899, công ty Messageries Maritimes xây dựng tiếp bến Nhà Rồng cho tàu cập bến. Ban đầu, bến được làm từ ván lót dày. Tới năm 1919, bến được xây dựng bằng xi măng cốt thép và hoàn thành năm 1930. Vào năm 1954, Bến Nhà Rồng được tu sửa và đôi rồng trên mái được thay thế bằng hai con rồng khác hướng ra ngoài cho đến nay.

Vị trí đắc địa giữa lòng thành phố

Thêm nữa, Bến Nhà Rồng còn có khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Nơi đây có nhiều cây xanh được chăm sóc kĩ lưỡng và cắt tỉa công phu. Đứng từ Bến Nhà Rồng, du khách sẽ thấy một phần của sông Sài Gòn xinh đẹp. Nơi này không quá rộng nhưng vẫn giữ được sự yên tĩnh nhất định. Vì thế, khi tham quan Bến Nhà Rồng, du khách sẽ được tận hưởng những làn gió mát rượi thổi vào từ sông Sài Gòn. Không khí thanh bình giữa lòng thành phố và ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng trên sông.

Bến Nhà Rồng nổi bật về đêm trên sông Sài Gòn

Vì những nét hấp dẫn như vậy nên mỗi năm rất thu hút khách. Bến Nhà Rồng đều chào đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Buổi tối, Bến Nhà Rồng sáng rực trong những ánh đèn lấp lánh. Nhìn từ xa, tòa nhà của Bến Nhà Rồng mang vẻ tráng lệ và nổi bật bên sông Sài Gòn. Dù thời gian đã trôi qua nhiều năm. Công trình kiến trúc của Bến Nhà Rồng vẫn giữ được nét khác biệt và hấp dẫn bên cạnh các công trình mới mọc lên ở Sài Gòn. Ngoài ra, trong Bến Nhà Rồng còn có căn tin phục vụ nước uống. Căn tin này khá rộng rãi và thoáng mát, tuy nhiên không đa dạng về món nước .

Trên đây là những thông tin cơ bản về Bến Nhà Rồng mà wpg.com.vn muốn giới thiệu với du khách. Một nơi lắng đọng lại quá khứ hào hùng mà quý khách có thể tham quan. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp du khách có lịch trình khám phá địa điểm này thuận lợi và thành công hơn.

Nguồn: vietfuntravel.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội