Dấu chân mang ý nghĩa lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bến nhà Rồng

Dấu chân mang ý nghĩa lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bến nhà Rồng

Bến nhà Rồng là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đến nay đã hơn 100 năm. Và cũng là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam thời bấy giờ. Ngày nay, Bến nhà Rồng đã trở thành nơi các bạn trẻ thường xuyên đến tham quan. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến viếng thăm.

Thế hệ trẻ đều hứng thú tìm hiểu về nơi cụ Hồ đã đặt chân lên tàu Đô đốc Latouche-Tréville sang Pháp. Để thực hiện lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập cho đất nước. Chính vì thế, đây là nơi luôn được nhân dân Việt Nam tôn trọng và gìn giữ. Mọi người hay nhắc nhở con cháu phải biết trân trọng những giá trị lịch sử. Đặc biệt là Bến nhà Rồng nơi chứa đựng ý nghĩa lịch sử to lớn. Và cũng là nơi thể hiện hết tất cả tinh thần yêu nước mãnh liệt của cụ Hồ.

Vị trí địa lý và lịch sử của Bến nhà Rồng

Người dân Việt Nam không ai là không biết đến cái tên “bến Nhà Rồng”. Bởi nơi đây là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn dân tộc. Hiện nay, Bến nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn hiện nay thuộc  Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Năm 1863, nơi đây được người Pháp xây dựng để làm trụ sở cho Công ty tàu biển Năm Sao.

Chính trong thời khắc nhân dân Việt Nam đang sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột. Có chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại Bến nhà Rồng. Người đã bôn ba xứ người 30 năm để tìm ra đường lối lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập. Để ghi nhớ công lao to lớn của cụ Hồ và phục vụ nhu cầu tham quan của tất cả mọi người khắp mọi miền đất nước.

Vị trí địa lý và lịch sử của Bến nhà Rồng

Năm 1979, bến Nhà Rồng được chọn làm địa điểm trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khi đó, nơi đây chỉ là nhà lưu niệm với quy mô còn hạn chế. Đến năm 1995, nhà lưu niệm được xây dựng quy mô hơn, hiện vật cũng được sưu tầm nhiều hơn và chính thức đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Kiến trúc của bến nhà Rồng

Về mặt lịch sử, Bến Nhà Rồng được biết đến nhiều với sự kiện người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Người đã lên tàu ra đi tìm đường cứu nước. Do đó, ở Bến Nhà Rồng hiện tại có đến 7 phòng trưng bày các tư liệu và hiện vật. Để khách du lịch thuận tiện tham quan và tìm hiểu.

Bến Nhà Rồng được xây dựng theo kiến trúc phương Tây với hành lang bao quanh. Và những vòm cuốn nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”. Một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Ở giữa hai con rồng, thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo. Phù hiệu đầu ngựa hàm chỉ thời trước bên Pháp. Công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe. Còn mỏ neo tượng trưng cho tàu thuyền.

Kiến trúc của bến nhà Rồng

Do được xây bởi người Pháp nên Bến Nhà Rồng mang dấu ấn kiến trúc của Pháp đậm nét. Tòa nhà có mái ngói gạch đỏ, những hành lang dài với các cột trụ hình tròn. Và những mái vòm cong và rất nhiều cửa sổ. Điểm thú vị là mặc dù mang kiến trúc Pháp rõ nét như vậy. Nhưng công trình này vẫn thể hiện sự kết hợp với kiến trúc Á Đông đặc sắc. Đó là trên nóc tòa nhà có một đôi rồng châu đầu vào nhau. Được làm theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”, “lưỡng long tranh châu” rất quen thuộc. Đôi rồng này được làm bằng đất nung và tráng men xanh.

Hiện thân của Bác qua các hiện vật

Hiện nay, toàn bộ số tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đang được bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày lên tới con số gần 20 nghìn. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, tuyên truyền giáo dục về cuộc đời sự nghiệp của Bác. Trong những năm gần đây, cán bộ công nhân viên còn tập trung sưu tầm những hiện vật và các câu chuyện kể về Bác. Như là chủ đề “Tình cảm Bác Hồ với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Bác Hồ”.Thêm vào đó là  “Hành trình tìm đường cứu nước của Bác” để làm phong phú hơn cho bảo tàng.

Hiện thân của Bác qua các hiện vật

Chị Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng phòng tuyên truyền và giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho biết: “Không chỉ riêng tôi mà tất cả các anh chị cũng như các bạn trong phòng tuyên truyền hàng ngày phải đọc sách, nghiên cứu tư liệu. Đặc biệt là có những nghiên cứu theo những chuyên đề. Ví dụ đối với những đối tượng sinh viên thì mình sẽ giới thiệu theo cách khác. Đối với khách du lịch thì sẽ giới thiệu theo một cách khác nữa. Tức là phải có phương pháp giới thiệu phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Ngoài ý nghĩa lịch sử, mỗi kỷ vật còn là hiện thân của tình cảm. Của sự trân trọng, sự kính yêu và sự biết ơn. Mà tất cả nhân dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính.

Những hiện vật được trưng bày

Mỗi kỷ vật được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là hiện thân của tình cảm. Mà còn là sự kính yêu mà mỗi người con miền Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điển hình như chiếc áo trấn thủ Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thương binh đặc biệt Lê Thống Nhất, nguyên là chiến sĩ trinh sát đặc công quân khu 9. Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các cá nhân điển hình tiên tiến.

Những hiện vật được trưng bày

Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vật dụng dùng để làm cơm cúng giỗ Người hàng năm của một gia đình đồng bào miền Nam. Những băng tang đen của các chiến sỹ để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhà tù Côn Đảo và Nhà giam Chí Hòa khi Người mất. Cây bút máy có khắc chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho ông Lê Minh Đức – cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc…Từ những kỷ vật này cùng với những câu chuyện kể của cán bộ hướng dẫn viên trong bảo tàng. Đã giúp du khách hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp hoạt động cách mạng của cụ Hồ.

Bến nhà Rồng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân

Hơn 100 năm đã qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Bến Nhà Rồng đã có nhiều sự thay đổi theo năm tháng. Sài Gòn năm xưa nay là Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thì nay đã trở thành trung tâm kinh tế lớn của đất nước, năng động và không ngừng phát triển. Bến Nhà Rồng thực sự là điểm đến với những ý nghĩa lịch sử, văn hóa không thể phủ nhận của Việt Nam.

Bến nhà Rồng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân

Hơn nữa cảnh quan của Bến Nhà Rồng rất đẹp, rất thơ. Cộng thêm là công trình kiến trúc cổ bên sông rất thích hợp để du khách chụp ảnh. Và có thể nghỉ chân, nhiều họa sĩ, sinh viên kiến trúc, hội họa. Họ cũng đến đây để tìm cảm hứng cho tác phẩm của mình. Bến Nhà Rồng thích hợp để du khách ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Với giá trị lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng và di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng là niềm tự hào của nhân dân cả nước về tinh thần yêu nước. Như vậy, bến Nhà Rồng đã trở thành một địa điểm linh thiêng đối với mỗi người dân Việt Nam. 

Xem thêm nhiều bài viết về giá trị lịch sử khác.

Nguồn: Vovworld.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội