Dinh Độc Lập – Biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử sâu đậm của dân tộc ta

Dinh Độc Lập – Biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử sâu đậm của dân tộc ta

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo. Đây được coi là dinh thự đẹp nhất Đông Nam Á và biểu tượng của sự tự hào. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đáng tự hào. Đây cũng chính là nơi ở của các tầng lớp quyền quý thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ.

Dinh Độc Lập với kiến trúc độc đáo nên là địa điểm không thể bỏ qua của các du khách. Đặc biệt, khách nước ngoài khi có dịp ghé thăm thành phố mang Bác đều đến đây tham quan. Dinh Độc Lập không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn còn là công trình kiến trúc tiêu biểu. Nhờ vào vẻ đẹp kiến trúc và ý nghĩa lịch sử nên sớm là biểu tưởng của cả thành phố. Về giá trị tinh thần, Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hùng tráng . Ngày nay, nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Dinh Độc Lập hình thành như thế nào

Tại vị trí dinh Độc Lập bây giờ là dinh thự của Thống đốc Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp. Mang tên là dinh Norodom – được xây dựng từ năm 1868 theo lối kiến trúc cổ điển phương Tây. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève và rút quân khỏi Việt Nam. Đất nước tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến 17. Ngày 7-9-1954, dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao cho đại diện chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 8-9-1954, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập. Từ đó, dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của gia đình Ngô Đình Diệm.

Dinh Độc Lập hình thành như thế nào

Năm 1962, dinh bị phá hủy trong cuộc không kích của phe đảo chính. Mục đích nhằm lật đổ chính quyền miền Nam. Sau đó, một dinh Độc Lập mới được dựng rộng khoảng 12 ha ở trung tâm Sài Gòn. Dinh mới được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Là người đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã – một giải thưởng kiến trúc danh giá ở châu Âu. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp khéo léo và tính tế hai phong cách kiến trúc. Một là hiện đại phương Tây, hai là những giá trị truyền thống Á Đông được lồng ghép hài hòa.

Cấu trúc của Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập được thiết kế và bày trí tượng trưng cho triết lý truyền thống, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại. Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ “Cát”, có nghĩa là tốt lành, may mắn. Nằm trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Cả khuôn viên dinh thự rợp bóng cây xanh bao phủ và được giới hạn bởi bốn đường phố chính. Cụ thể là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Đông Bắc, Huyền Trân Công Chúa phố phía Tây Nam, Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc, Nguyễn Du về phía Đông Nam. Phía trước và sau Dinh là hai công viên xanh công viên 34/4 và công viên Tao Đàn.

Cấu trúc của Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập có chiều cao 26m, diện tích sử dụng khoảng 20.000m2. Bao gồm: Tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng. Bên cạnh đó với khoảng 100 phòng được trang trí nội thất khác nhau. Công trình có các phân khu như sau. Khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu ở của gia đình tổng thống. Khu vực phụ trợ cùng hệ thống hầm trú ẩn có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng. Công trình ứng dụng nhiều loại vật liệu, công nghệ hiện đại thời bấy giờ. Như là thang máy, kính cường lực khổ lớn và các hệ thống thông gió, điều hòa không khí. Cùng với hệ thống phòng cháy chữa cháy và phương tiện thông tin liên lạc tối tân.

Hiện vật được trưng bày ở dinh Độc Lập

Những hiện vật lịch sử còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Trên nóc của Dinh Độc Lập có trưng bày chiếc trực thăng UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bên cạnh là vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ. Chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 biển số VN-13-78 của Đức là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng để di chuyển. Xe Jeep M152A2 được lực lượng Cách mạng giải phóng dùng để chở ông Dương Văn Minh – vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ra đài phát thanh Sài Gòn để đọc tuyên bố đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975.

Hiện vật được trưng bày ở dinh Độc Lập

Bên cạnh đó, các hiện vật như xe tăng 390, xe tăng 843 và máy bay chiến đấu F5E… cũng đã góp phần rất lớn để đưa dinh Thống Nhất trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn trong lòng du khách khi ghé nơi đây

Dinh Độc Lập – biểu tượng sự thống nhất đất nước

Ngày nay, nó là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng. Bên cạnh đó là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khi tới thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng là điểm tham quan thu hút du khách du lịch cả trong và ngoài nước. Năm 2009, đây là một trong 10 Di tích quốc gia đầu tiên của Việt Nam được công nhận.

Dinh Độc Lập- biểu tượng sự thống nhất đất nước

Tồn tại hơn một trăm năm giữa Sài Gòn, chứng kiến nhiều biến động của lịch sử, Dinh Độc Lập là những nơi ghi dấu ấn sâu đậm cho ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất nước, là hình ảnh lịch sử sâu đậm nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trong ngày 30/4. Trải qua thăng trầm lịch sử, dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng nhân” lịch sử. Mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp, thống nhất đất nước. Đây là một bảo tàng kiến trúc tiêu biểu, niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Xem thêm nhiều bài viết mang giá trị lịch sử của ông cha ta.

Nguồn: Vtr.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội