Khám phá lễ hội báo hiếu Obon nổi tiếng của Nhật Bản

Khám phá lễ hội báo hiếu Obon nổi tiếng của Nhật Bản

Vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, diễn ra đại lễ Vu Lan – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ở Nhật Bản, người ta cũng có một lễ hội với ý nghĩa tương tự, đó là lễ hội Obon được tổ chức vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Obon là tên viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là “treo lên”, được sử dụng để thể hiện một sự giải thoát vĩ đại. Người Nhật tin rằng vào ngày này, người chết sẽ thoát khỏi nỗi đau khi bị giam giữ trong địa ngục vì những tội ác mà họ đã gây ra.

Obon, còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của Nhật Bản theo Phật giáo. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, phong tục này đã phát triển thành lễ sum họp gia đình, là lúc mọi người trở về nhà để thăm và dọn dẹp mồ mả tổ tiên. Đây cũng là lúc họ nghĩ linh hồn người chết được về thăm con cháu. Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về lễ hội mang đầy tính nhân văn này.

Những nét giống nhau giữa lễ Vu Lan và lễ Obon

Nét giống nhau giữa hai đại lễ

Nếu như ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì người Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo. Làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật). Trông rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen (tiếng Nhật gọi là Hasu Okashi) . Cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày. Ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn). Ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo). Ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì). Và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

Trình tự lễ Obon

Trình tự lễ Obon

Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn). Và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn). Dưới đây là trình tự nghi lễ Obon:

  • Ngày 13: Lễ đón các linh hồn. Vào chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ. Và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà.
  • Ngày 14,15: Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà. Lúc này người ta đặt đồ thờ cúng lên bàn thờ để cúng cho các linh hồn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố.
  • Ngày 16: Lễ tiễn các linh hồn. Lúc này người ta lại đốt lửa “Lửa tiễn đi” tại đúng vị trí đốt “Lửa đón” để thắp sáng đường tiễn các linh hồn về với thế giới bên kia.

Lễ Obon bắt nguồn từ đâu?

Ý nghĩa của lễ hội

Lễ Obon là lễ hội vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. Diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 hàng năm. Du khách khi đến với xứ phù tang vào dịp này sẽ có những trải nghiệm khó quên. Bắt nguồn từ một phong tục của những người theo Phật giáo tại Nhật Bản. Lễ Vu Lan ở Nhật Bản là dịp người ta thăm hỏi, cầu nguyện, phúng viếng cho linh hồn tổ tiên đã khuất. Đây cũng là lúc những người con dù đi xa cũng phải quay trở về với gia đình, với bố mẹ, ông bà.

Ý nghĩa của lễ hội

Lễ hội mang một ý nghĩa rất lớn lao về lòng hiếu thảo. Về tình cảm với gia đình. Đây là nghi lễ mang đậm sự huyền bí, linh thiêng. Người Nhật tin rằng, vào những ngày này, linh hồn tổ tiên của họ sẽ trở về nhà để được đoàn tụ với gia đình và con cháu. Vì lý do đó, lễ hội là dịp mà mọi người, dù ở xa cũng về cùng tụ họp để cầu nguyện. Và đón linh hồn tổ tiên quay trở về thăm gia đình.

Lịch sử ra đời

Ban đầu, lễ Obon được tổ chức vào khoảng ngày 15 tháng 7 âm lịch. Được gọi là Fumizuki. Sau này, thời gian tổ chức lễ hội Obon hơi khác một chút. Và tùy theo khu vực lại có sự khác nhau. Ở hầu hết các nơi, lễ hội được tổ chức vào tháng 8. Được gọi là Hazuki. Và bắt đầu vào khoảng ngày 13 và kết thúc vào ngày 16. Ở một số khu vực ở Tokyo, Obon được tổ chức trong tháng 7, thường là giữa tháng. Và nó vẫn được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch ở nhiều khu vực ở Okinawa.

Những sự kiện diễn ra trong lễ hội

Lễ đón rước và đưa tiễn vong linh tổ tiên

Vào những ngày lễ Obon, người dân Nhật Bản dọn dẹp nhà cửa. Và đặt nhiều loại thức ăn và hoa quả lên bàn thờ tổ tiên. Họ cũng treo lồng đèn Chochin và cắm những bó hoa tươi thắm trên bàn thờ. Vào ngày đầu tiên trong lễ Obon ở Nhật Bản, người ta treo lồng đèn chochin được thắp sáng bên trong nhà. Khi đã tề tựu, mọi người mang những chiếc đèn này đến những ngôi mộ. Và rước linh hồn tổ tiên trở về nhà. Quá trình này được gọi là mukae-bon.

Lễ đón rước và đưa tiễn vong linh tổ tiên

Ở một số vùng, người ta đốt một đống lửa, được gọi là mukae-bi. Thắp sáng ở lối vào nhà để dẫn dắt ông bà tổ tiên vào nhà. Vào ngày cuối cùng của lễ Vu Lan Nhật Bản, người ta lại tiễn ông bà tổ tiên đi. Cũng bằng cách treo những chiếc đèn lồng chochin, hoặc đốt lửa ở chính nơi đã đốt trước đó, để đưa đường dẫn lối cho họ về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Quá trình này được gọi là okuri-bon.

Lễ thả đèn lồng toro nagashi 

Lễ thả đèn lồng toro nagashi 

Lễ hội Vu Lan Nhật Bản kết thúc bằng việc thả đèn lồng xuống nước. Những chiếc đèn lồng được gọi là toro nagashi, là một vật tượng trưng của lễ hội. Bên trong mỗi chiếc đèn là một ngọn nến. Đây là vật người ta thả xuống dòng sông trôi ra đại dương để cầu những điều tốt lành cho gia đình, cũng như mong ước linh hồn tổ tiên sẽ trở về an tọa trên bầu trời.

Nhảy múa theo điệu Bon Odori 

Nhảy múa theo điệu Bon Odori 

Điệu múa dân gian có tên Bon Odori là điệu múa gắn liền với lễ hội. Điệu múa này có sự khác nhau giữa các vùng miền, nhưng thông thường, đều theo nhịp điệu trống taiko. Bon odori thường được biểu diễn tại các công viên, những khu vườn, khu vực đền thờ. Họ mặc yukata (kimono mặc trong mùa hè), và biểu diễn quanh sân khấu yagura. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào điệu múa Bon Odori. Vì vậy, đừng ngại ngùng với trải nghiệm tuyệt vời này nhé. Nếu có dịp đến với xứ phù tang vào dịp tháng 8, thì đừng bỏ qua lễ Obon nhé! Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa với bạn nhân dịp này đấy!

Hy vọng bài viết của wpg đã mang đến thông tin thú vị cho bạn đọc.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội