Nơi lưu giữ giá trị tinh hoa văn hóa và bản sắc dân tộc – Đền Hùng

Nơi lưu giữ giá trị tinh hoa văn hóa và bản sắc dân tộc – Đền Hùng

Đền Hùng là một trong những khu di tích đền chùa nổi tiếng của nước. Nơi đây thu hút rất đông du khách viếng thăm đặc biệt vào dịp Giỗ tổ. Đây là nơi tụ hội hồn thiêng sông núi và thờ các vị vua đã có công gầy dựng đất nước. Nên vào ngày Giỗ tổ hàng năm mọi người tụ họp về đây để dâng hương cầu bình an. Đồng thời tỏ lòng thành kính biết ơn đối với công đức mà các vị tiền nhân đã tạo nên.

Đây cũng là địa điểm về nguồn của thế hệ trẻ đến để tìm hiểu về cội nguồn dân tộc. Bên cạnh đó, ta có thể chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc nghệ thuật tinh xảo độc đáo. Đền Hùng là một di tích văn hóa vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam. Và là biểu tượng cho truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta.

Giới thiệu về Đền Hùng

Đền Hùng được gọi tắt của quần thể du lịch đền chùa thờ phụng các vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Được thờ trên núi Nghĩa Lĩnh, ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây có địa thế cao hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cảnh quan Đền Hùng luôn được các thế hệ “con Lạc, cháu Hồng” gìn giữ. Và thường xuyên tu bổ nhưng vẫn giữ được nét cổ kính tại các công trình trong quần thể Khu Di tích.

Giới thiệu về Đền Hùng

Cứ vào ngày mùng 10/3 hàng năm là ngày Giỗ tổ của các vị vua Hùng. Khu di tích Đền Hùng lại tổ chức rất nhiều các hoạt động, lễ hội như Lễ rước kiệu vua, lễ dâng Hương. Nên quy tụ rất nhiều người dân từ mọi miền để bày tỏ lòng thành với các vị vua xưa. Nét văn hóa độc đáo này đã trở thành một phần đặc biệt. Và không thể  nào thiếu trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”

Các Đền ở khu di tích

Tương truyền Đền Hạ là nơi, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau Đền. Cạnh Đền Hạ là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Các Đền ở khu di tích

Tương truyền, Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giầy. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” còn có tên là “Cửu trùng tiên điện”. Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương.

Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18). Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng trên núi Sim trong quần thể Di tích lịch sử Đền Hùng được khánh thành vào  Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Sửu 2009.

Niềm tự hào dân tộc

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng. Mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng. Chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể phục. Về ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta.

Niềm tự hào dân tộc

Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích về giá trị lịch sử.

Nguồn: baophutho.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội