Những điều đặc biệt trong phong tục cưới hỏi ở Ấn Độ

Những điều đặc biệt trong phong tục cưới hỏi ở Ấn Độ

Đám cưới là một ngày quan trọng của các cặp đôi và mỗi quốc gia đều có những phong tục cưới hỏi truyền thống riêng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những phong tục của người Ấn Độ được thể hiện trong lễ cưới rất đặc biệt. Nó không chỉ đặc biệt về trang phục, màu sắc, thời gian tổ chức mà còn mang nét truyền thống văn hóa trong nghi lễ và biểu tượng.có thể nói các nghi thức trong đám cưới của người Ấn Độ là biểu tượng cao nhất của truyền thống và màu sắc dân tộc.

Có gần 12 triệu đám cưới ở Ấn Độ hàng năm; người ta giữ gìn của cải trong suốt cuộc đời để tổ chức một đám cưới hoành tráng và sang trọng. Đám cưới ở Ấn Độ kéo dài ít nhất 3 ngày, có khi 5 hoặc 7 ngày. Không chỉ vậy, có rất nhiều nghi lễ cần được thực hiện theo đúng phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ. Vậy những nghi lễ này là gì và chúng có gì đặc biệt; chúng ta cùng tham khảo bài viết này nhé!

Phong tục cưới hỏi của người Ấn có điều gì đặc biệt ?

Thời gian cưới hỏi có thể kéo dài

Phong tục cưới hỏi ở Ấn Độ có phần phức tạp. Đám cưới tại đây có thể kéo dài tới 5 ngày hoặc hơn. Từ khi đính hôn tới trước ngày cử hành hôn lễ chính thức của đám cưới; người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng.

Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. Có 7 người phụ nữ đã có gia đình đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ trong một chiếc bát bằng đá đựng đường. Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao vòng hoa; chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ và mọi thành viên tham dự. Gia đình chú rể trao cho cô dâu một giỏ hoa quả rồi cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường. Đây là việc tượng trưng cho sự đính ước hôn nhân với cuộc sống ngọt ngào sau này.

Nghi lễ Mehendi

Nghi lễ tiếp theo là Mehendi diễn ra vào ngày trước đám cưới trong một buổi trà chiều của phụ nữ. Trong lễ này, cô dâu được vẽ henna lên cơ thể, thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người đàn ông là chồng mình từ nay về sau. Vào ngày cưới là lễ Haldi, cô dâu sẽ được được tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ củ nghệ. Khi chú rể đến phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà rồi rửa chân bằng sữa tươi và nước. Hôn lê chính thức bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ để ông dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.

Cuối cùng, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu đi vòng quanh ngọn lửa này 4 lần; sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn sau này của hai vợ chồng. Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể; họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội họp mừng tiệc. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy; múa hát vui vẻ trong tiếng nhạc của ngày lễ trọng đại.

Vàng – Thứ phải có trong đám cưới

Vàng trong lễ cưới

Trong mỗi đám cưới của người Ấn Độ, dù giàu hay nghèo; họ đều sử dụng vàng làm của hồi môn, thậm chí là rất nhiều vàng. Từng có nghiên cứu cho rằng, lượng vàng mà người Ấn Độ bỏ ra trong những đám cưới nhiều đến mức gây ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới. Đối với phụ nữ Ấn Độ, vàng là đồ trang sức không thể thiếu. Ấn Độ cũng là nước tiêu thụ vàng thứ hai thế giới.

Ngựa trắng được chú rể cưỡi để đón cô dâu

Theo phong tục người Ấn Độ, chú rể sẽ cưỡi ngựa đến nhà đón cô dâu. Chú ngựa trắng muốt được trang trí bắt mắt. Đây vốn là truyền thống rước dâu của hoàng tộc thời xưa ở Ấn Độ. Đặc biệt hơn nữa là con ngựa chú rể cưỡi phải là ngựa cái. Tuy nhiên, bên cạnh tục cưỡi ngựa, nhiều chú rể cũng có thể thay thế bằng việc cưỡi voi đến đón dâu.

Là những cuộc hôn nhân sắp đặt

Có thể nói, các đám cưới ở Ấn Độ không chỉ khác biệt các đất nước khác về sự phức tạp mà quan niệm về hôn nhân cũng có nhiều sự khác biệt. Mặc dù thời đại phát triển nhưng quan niệm hôn nhân sắp đặt vẫn là một điều khá quen thuộc ở Ấn Độ. Thậm chí, nhiều người đến độ tuổi trưởng thành còn coi đó như một lẽ thường tình. Trong một cuộc phỏng vấn nhiều phụ nữ Ấn Độ còn thừa nhận rằng: “Hôn nhân sắp đặt” thuận tiện hơn nhiều so với việc đi tìm “người đàn ông hoàn hảo”. Họ tin rằng cha mẹ sẽ đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho con cái của mình.

Chi phí đám cưới do nhà cô dâu lo liệu

Chi phí đám cưới

Được xem là đám cưới có độ xa hoa nhất thế giới; tuy nhiên, khác với các nước phương Tây; chi phí đám cưới ở đây thường do nhà cô dâu lo liệu. Trước đây, ở Ấn Độ luôn có sự phân biệt hà khắc với sự chênh lệch giàu nghèo, họ trọng nam khinh nữ. Ngày nay, khi suy nghĩ đã tiến bộ hơn; những chú rể Ấn Độ nói rằng họ sẵn sàng chia sẻ chi phí cùng gia đình cô dâu.

Dừa – Lễ vật đặc trưng

Dừa là lễ vật đặc trưng

Cây dừa được người Ấn xem là loại cây may mắn nên trái dừa là sản vật đặc trưng trong lễ cưới hỏi. Hiện nay, nếu không muốn sử dụng quả dừa khô; người ta có thể dùng những trái dừa giả trang trí bắt mắt trong ngày cử hành hôn lễ. Ngoài ra, phần lễ vật nhà trai mang sang nhà gái còn có gạo muối và một ít mỹ phẩm như phấn, kem nghệ cho cô dâu. Chúng đều là những đồ dùng thiết yếu trong đời sống mà người phụ nữ Ấn Độ yêu chuộng.

Xã hội Ấn Độ đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều phụ nữ vẫn thích mặc trang phục truyền thống là bộ Sari trong ngày cưới – trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ. Teeka là tên gọi loại trang sức được đeo trước trán của cô dâu. Vòng đeo mũi là loại trang sức độc đáo của người Ấn Độ mà các dân tộc khác không có. Người Ấn đeo loại trang sức này ở mũi với một sợi dây dài gắn lên tóc hay vành tai. Họ nhà gái thường chuẩn bị trước cho cô dâu bộ trang sức diện trong ngày cưới  với nhiều phụ kiện vàng bạc lấp lánh bắt mắt.

Của hồi môn

Khi lấy chồng, của hồi môn được ví như thước đo thân phận, địa vị của cô dâu. Của hồi môn là phần tài sản cha mẹ cho cô dâu mang theo về nhà chồng. Số tài sản đó có thể giúp con gái có được cuộc sống đủ đầy hơn. Của hồi môn càng nhiều, cô dâu càng được bên nhà chồng tôn trọng. Của hồi môn mà các cô gái mang theo về nhà chồng thường là tiền; vàng; đồ gia dụng; đôi khi còn được cha mẹ ruột cho giường ngủ, nhà lầu, xe hơi…

Bạn có thấy, phong tục người Ấn Độ đặc biệt không? Thực tế, thường thì mỗi quốc gia sẽ có một nét đặc trưng riêng biệt trong phong tục để làm nên văn hóa của họ. Nếu có cơ hội, hãy đặt chân đến đất nước này một lần để tìm hiểu và trải nghiệm những điều tuyệt vời tại đây nhé!

Nguồn: pystravel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội