Mời các bạn viếng thăm chùa Hương – điểm đến của không gian thanh tịnh

Mời các bạn viếng thăm chùa Hương – điểm đến của không gian thanh tịnh

Chùa Hương là một trong những điểm đến luôn thu hút du khách khắp mọi nơi. Đầu năm, họ thường đến viếng thăm để cầu cho gia đạo bình an. Chùa Hương vừa là danh lam thắng cảnh vừa là một di tích lịch sử của vùng đất Hà thành. Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 65km, đây là quần thể chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

Mỗi khi đến tết thì người Việt lại rộn ràng tìm đến với nơi đất Phật. Họ quan niệm rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản là việc ước nguyện. Là khoảnh khắc họ có thể hòa mình vào không gian thanh tịnh sau một năm làm việc vất vả. Chính vì thế, chùa Hương luôn là điểm đến lý tưởng không thể nào bỏ qua của mọi người. Đến với chùa Hương, ta cảm thấy tâm hồn bình an và có thể thả mình vào vẻ đẹp nơi đây.

Đôi nét về quá trình hình thành chùa Hương

Dân gian quen gọi là “chùa Hương”, nhưng thực chất nơi đây có tên đầy đủ là Hương Sơn. Là cả một quần thể văn hóa rộng lớn với rất nhiều chùa, đền đình khác nhau. Hương Sơn chính xác nằm ở mạn phải của sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Đôi nét về quá trình hình thành chùa Hương

Chùa Trong, hay vẫn luôn được gọi là chùa Hương. Chùa nằm ở trung tâm của Hương Sơn và được xây dựng từ những năm cuối của thế kỉ 17. Tuy nhiên, những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1947) đã khiến cho chùa Hương gần như là bị phá hủy hoàn toàn. Và chỉ được dựng lại sau này theo hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân (1988).

Vùng đất được thiên nhiên ban tặng

Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng; mộc mạc dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi,….

Vùng đất được thiên nhiên ban tặng
Suối ở Chùa Hương không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh như mái tóc người thiếu nữ. Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động, thực vật phong phú và quý hiếm. Góp phần tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học. Con người đã có mặt ở Hương Sơn từ rất sớm. Và chính sức sáng tạo lao động của con người đã làm cho thiên nhiên vùng Hương Sơn trở lên trường cửu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở hang Sũng Sàm, Hang Luộn (thuộc quần thể thắng cảnh Hương Sơn) những chứng tích của người xưa cách ngày nay trên một vạn năm.

Kiến trúc của chùa Hương

Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong. Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài. Chúng ta hay vẫn thường được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn. Cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa.

Kiến trúc của chùa Hương

Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người. Thì chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây, bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn”. Bên cạnh đó với một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.

Lễ hội chùa Hương mang đậm bản sắc dân tộc

Khách gần xa về chùa Hương có người chỉ với mục đích ngắm cảnh. Nhưng đã về rồi thì chẳng có ai mà không lên thắp một nén nhang, khấn vài câu cầu bình an cho bạn bè, người thân, gia đình. Thế nhưng đông vui nhất phải là lễ hội chùa Hương. Dòng người kéo về từ khắp ngả, từng con thuyền nhỏ nối đuôi nhau di chuyển trên dòng suối Yến. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội dài nhất năm với thời gian kéo dài đến 3 tháng, từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3.

Lễ hội chùa Hương mang đậm bản sắc dân tộc

Chùa Hương hương khói quanh năm, không chỉ là thắng cảnh du lịch mà còn là điểm đến tâm linh cho nhiều người, những người muốn tìm về với đất Phật. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái. Cũng như các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ du khách gần xa. Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội.

Đến với lễ hội chùa Hương du khách sẽ được cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của sông nước. Và ta cũng cảm nhận được sự bao la của trời đất. Và sự hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động, ngời sáng của cổ tháp. Được ngắm nhìn những trang sử khắc trên bia đá lưu truyền cho hậu thế và được thưởng thức các món ăn đặc sản của núi rừng.

Thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước hữu tình

Ngồi trên con thuyền độc mộc nhỏ trôi theo dòng nước suối. Mỗi mùa bạn lại được ngắm nhìn vẻ đẹp của một loài hoa khác nhau. Là màu đỏ tươi tắn, rực rỡ của hoa gạo mỗi khi hè về. Có chút tím nhạt mộng mơ của hoa súng mỗi dịp cuối thu. Hay sắc trắng tinh khôi ngập trời của hoa ban, hoa mận mỗi độ xuân về. Cũng bởi vậy mà bến đò bên con suối nhỏ lúc nào cũng tấp nập người đến thăm.

Thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước hữu tình

Du khách sẽ cảm thấy mới lạ và hứng thú khi được ngồi thuyền vi vu trên sông nước. Và hòa mình vào cùng với thiên nhiên để cảm nhận cái nét đẹp của phong cảnh nơi đây. Từ trên thuyền, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn núi, ngọn đồi. Được bao phủ bởi những hàng cây xanh mướt, được cảm nhận sự hòa quyện của gió, nắng, nước và cây cỏ.

Chùa Hương không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo. Nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phán ánh tư tưởng của các thời đại

Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về giá trị lịch sử của các địa danh

Nguồn: Vntrip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội