Chứng nhân cho lịch sử Việt Nam – cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Chứng nhân cho lịch sử Việt Nam – cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng được coi là chứng nhân lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cây cầu luôn gắn liền với nhân dân trong thời kì chống giặc. Đây là cây cầu có chiều dài lịch sự hùng tráng nhất lịch sử Việt Nam.

Chính vì thế, cầu Hàm Rồng là biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất của người Thanh Hóa. Chúng ta không thể nào kể hết được những đau thương mà nó đã trải qua. Nó chứng kiến biết bao sự kiện lịch hào hùng của ông cha ta. Là cầu nối giúp nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược giành lại độc lập tự do. Có bao nhiêu bom đạn thả xuống thì nó vẫn luôn trụ vững để giúp các anh bộ đội chiến đấu. Tuy nhiên, ngày nay cây cầu không còn được đưa vào sử dụng nữa. Nhưng nó vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của người dân xứ Thanh.

Đôi nét về cầu Hàm Rồng

Cây cầu này có cả một chiều dài lịch sử đầy hào hùng, bi tráng. Năm 1904 người Pháp bắt đầu xây dựng cầu Hàm Rồng có hình vòm bằng thép. Kết cấu cây cầu có nét tương đồng với cầu Long Biên ở Hà Nội. Cây cầu thuộc Thành phố Thanh Hóa và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 7 km. Đến thăm cầu Hàm Rồng bạn có thể kết hợp đi thêm một số địa điểm cách không xa Thành Phố như: Vườn quốc gia Bến Én, biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái, di tích Lam Kinh…

Đôi nét về cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng không chỉ với nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Mà còn có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước. Những năm 1960, khi đất nước còn chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam. Để miền Nam yên tâm đấu tranh tiến tới thống nhất đất nước. Đảng, Nhà nước đã khởi công xây dựng lại cầu Hàm Rồng. Đây là cầu đường sắt, đường bộ duy nhất đi qua sông Mã nối liền mạch giao thông từ miền Bắc vào miền Trung.

Năm 2000, cây cầu Hoàng Long được xây dựng nằm ngay cạnh Hàm Rồng. Con đường được chia đôi gánh nặng và giao thông qua sông Mã nhộn nhịp hơn bao giờ. Hiện nay, cây cầu cũ chỉ phục vụ cho tuyến đường sắt lưu thông là chính.

Minh chứng cho lịch sử oai hùng

Ở Hàm Rồng không chỉ có trận đầu đánh thắng giặc lái Mỹ mà còn có gần 3.000 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, vượt qua mọi hi sinh để bảo vệ con đường huyết mạch chi viện cho miền Nam, đây cũng là cây cầu được bảo vệ lâu dài nhất trong lịch sử.

Minh chứng cho lịch sử oai hùng

Cùng với các lực lượng vũ trang bảo vệ cầu Hàm Rồng, nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân khu vực Hàm Rồng – Yên Vực – Nam Ngạn nói riêng đã góp một phần đặc biệt quan trọng vào thành tích to lớn ấy. Tiêu biểu như nữ dân quân Ngô Thị Tuyển vượt những chặng đường đầy bom đạn để tiếp tế cho các trận địa. Tổ cứu thương Lò Cao gồm 6 cô gái băng mình qua lửa đạn địch tới các khẩu đội pháo để băng bó vết thương cho thương binh, tiếp đạn, lau đạn.

Bất chấp máy bay địch gầm rú, ném bom đánh phá, dân công làng Hạc Oa không quản hiểm nguy tiếp đạn, cứu thương cho các trận địa cao xạ đồi 75, C4, Quyết Thắng, Không Tên. Các mẹ, các chị trong làng Đông Sơn, tổ chức nấu cơm đưa ra từng trận địa cho bộ đội… Đó là những hình ảnh nổi bật trong bức tranh sinh động toàn dân đánh giặc cứu nước, là thắng lợi của trí thông minh và lòng dũng cảm của quân và dân ta.

Huyết mạch hai miền Nam – Bắc

Trong chiến tranh cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng. Đã giúp bộ đội Việt Nam giành nhiều thắng lợi và đảm bảo tuyến đường quân vận. Quân đội Việt Nam đã bắn hạ nhiều máy bay, bảo vệ cây cầu trong một thời gian dài. Ngày xưa cầu là tuyến giao thông đắc lực của chiến tranh, tại đây bắn rơi hàng trăm máy bay của giặc. Ngày nay cầu trở thành một di tích lịch sử vô giá, không những thế còn nơi đây còn đi vào bài hát củ giới trẻ “Quê tôi Thanh Hóa”.

Huyết mạch hai miền Nam- Bắc

Hơn một địa điểm thắng cảnh, cầu Hàm Rồng nổi tiếng về ý nghĩa lịch sử. Như một tượng đài kỳ vĩ đã trải qua năm tháng chiến tranh. Đã gắn bó cùng bao thế hệ bảo vệ tuyến huyết mạch Bắc – Nam. Trong những năm tháng chiến tranh quân địch đã xác định cầu Hàm Rồng là một “điểm tắc lý tưởng”. Nên đã ra sức tổ chức các cuộc không kích bằng bom hạng nặng. Bầu trời Hàm Rồng nhuộm khói đen, tiếng gầm rú của động cơ máy bay xé tan bầu trời yên bình xứ Thanh. Ngày trở lại, những người lính pháo phòng không ở điểm nóng Hàm Rồng không khỏi xúc động. Mọi thứ như vừa mới diễn ra. Đứng trên cầu nghĩ về một nơi xa xăm. Tiếng bom đạn, tiếng động cơ máy bay phản lực như còn nguyên bên tai.

Tham quan cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng là một địa danh tham quan nổi tiếng của Thành phố Thanh Hóa. Các đoàn học sinh sinh viên thường tổ chức các chuyến tham quan kết hợp với điểm cầu Hàm Rồng. Chuyến đi góp phần vào giáo dục tinh thần yêu nước. Từ trên cầu nhìn xuống, dòng sông Mã lặng lẽ êm đềm trôi. Dòng chảy nhẹ nhàng mang theo lượng phù sa đỏ bồi đắp cho vùng đất anh hùng. Đối diện với núi Đầu Rồng phía bên bờ Bắc sông Mã chính là núi Ngọc. Từ trên không trung giống hình tượng đầu rồng đang nhả ngọc. Tuyệt tác của tự nhiên đã mang đến cho nơi đây một khung cảnh hết sức độc đáo nên thơ. Tham quan cầu Hàm Rồng

Chiều chiều, nhiều người thường đứng trên cầu ngắm hoàng hôn dần buông. Mỗi khi có đoàn tàu đi qua sàn cầu rung lên thành nhịp. Ta cảm nhận được từng chiếc đinh tán, từng con ốc đang gồng mình lên để không bị rời ra. Từng đoàn tàu đi qua che khuất ánh nắng chiều vàng, lúc ẩn lúc hiện theo nhịp đường ray. Sau khi tham quan cầu Hàm Rồng bạn có thể lên núi vào động Long Quang. Nơi đây đã đón bước chân của nhiều tao nhân như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều văn sĩ khác. Từng vách đá, từng đường đi lối mòn được cây cối bao phủ xanh mát.

Khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích về giá trị lịch sử của các địa danh.

Nguồn: Vntrip

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội