Chính thức đưa lễ hội Nghinh Ông Đốc vào danh sách di sản văn hóa

Chính thức đưa lễ hội Nghinh Ông Đốc vào danh sách di sản văn hóa

Những câu hát miền Tây ngọt ngào có lẽ không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Và một trong những địa danh đã từng được nhắc đến chính là Sông Đốc Cà Mau thật gần gũi, dù có thể bạn chưa từng một lần đến với dải đất cuối cùng của Tổ Quốc. Và khi nhắc đến địa danh này, người ta cũng không thể không nhớ tới lễ hội Nghinh Ông tại Sông Đốc, một trong những nét văn hóa tiêu biểu ở Cà Mau và đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Sông Đốc còn được gọi với cái tên là sông Ông Đốc – Một thị trấn cảng biển sầm uất trong phát triển kinh tế tại Cà Mau. Xét về lịch sử hơn 300 năm về trước, sông Ông Đốc còn được gọi với cái tên là Đốc Huỳnh Cảng. Và lễ hội Nghinh Ông Đốc còn được nằm trong danh sách những lễ hội tiêu biểu của đất nước ta, mang đậm nét đặc sắc của những người ngư dân miền biển. Qua những câu chuyện kể được truyền miệng từ nhiều thế hệ ngư dân, khi họ cầu mong cá thì Ông sẽ xuất hiện và bắt đầu giúp đỡ vượt qua những con sóng dữ, giúp tăng thêm niềm tin vào tín ngưỡng văn hóa này.

Nguồn gốc, xuất xứ lễ hội Nghinh Ông Đốc

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội cầu ngư của cư dân miền biển; cầu cho biển lặng, gió hoà, quốc thái dân an, ngư dân ra khơi may mắn; đánh bắt cá tôm được an hoà. Ngày 5.2, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Cà Mau Trần Hiếu Hùng cho biết; Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được Bộ Văn hóa Thể theo Du lịch chính thức đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguồn gốc, xuất xứ lễ hội Nghinh Ông Đốc

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đền thờ Cá Ông ở đây đã được Triều Nguyễn sắc phong là “Nam Hải Đại Tướng Quân” (do Nghinh Ông, Vạn Lăng Ông còn gọi là Vạn Lăng Nam Hải Đại Tướng Quân). “Nghinh” có nghĩa là “đón”, còn “Ông” chính là “Ông – cá voi” luôn được bà con nghề biển; xem là điểm tựa tinh thần trong mỗi hành trình ra khơi. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại cửa sông Ông Đốc; huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Trong đó ngày 15 diễn ra nghi lễ chính, bắt đầu từ 14 giờ.

Nghi thức và hình ảnh tàu ra khơi Nghinh Ông

Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình); được 8 học trò lễ khiêng, theo hầu. Những học trò lễ được chọn thường là những nữ sinh con em ngư dân ở thị trấn Sông Đốc. Các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm;… ăn mặc lễ phục xếp thành hai hàng dài từ chánh điện ra tới ngoài sân. Khi diễu hành, bà con trong vùng cũng nhập đoàn đi theo. Dưới sông, hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân; được trang trí cờ, hoa neo đậu dưới bến sông.

Nghi thức và hình ảnh tàu ra khơi Nghinh Ông 

Tàu chủ là chiếc tàu lớn (hoặc 3 chiếc) được bầu chọn đi nghinh Ông. Tàu trang hoàng dây cờ, băng rôn lộng lẫy. Các nghi lễ chính diễn ra trên tàu này. Các tàu ghe khác cũng trang trí đẹp và đều mong khách lên tàu mình càng đông càng vui. Đoàn tàu xuất bến ra biển, nếu gặp Ông phun nước (Ông “dội”) thì rước Ông về ngay. Nếu không gặp thì chủ lễ đọc bài “Nguyện hương” và xin “keo”, khi nào xin được thì thỉnh Ông về.

Quyết định lễ hội Nghinh Ông Sông trở thành di sản văn hóa phi vật thể; do Đốc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ký và có hiệu lực ngày 3.2.2021. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau; và được xếp vào danh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam. Lễ hội có nguồn gốc từ lễ hội cầu ngư của ngư dân vùng biển. Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ Cá Ông; ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Nguồn: laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội