Nhắc đến Ai Cập, người ta nghĩ ngay đến Cairo cổ kính, Kim tự tháp lớn trên sa mạc, và dòng sông Nile huyền bí. Nền văn minh sớm nhất của Ai Cập bắt nguồn từ hai bên sông Nile, con cháu của người dân sống cạnh sông Nile kế thừa tín ngưỡng của tiền nhân từ đời này sang đời khác. Sông Nile là con sông dài nhất thế giới với tổng chiều dài 6.690 km và cách biển Địa Trung Hải khoảng 200 km, được chia thành hai nhánh và dẫn đến một vùng châu thổ màu mỡ trên sa mạc nóng bỏng.
Cách đây hàng nghìn năm, người Ai Cập cổ đại đã tổ chức lễ đón lũ. Thông thường nó sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 6 hàng năm. Đây là ngày đầu tiên sông Nile dâng cao trước lũ. Kiểu nghi lễ chào đón này đã được lưu truyền cho đến ngày nay, và người dân Ai Cập gọi nó là “Lễ hội sông Nile”. Đối với Ai Cập, sông Nile là báu vật vô giá mà tạo hóa ban tặng cho người Ai Cập, mang đến cho họ tuổi thọ hàng nghìn năm. Sau mùa lũ, khi nước rút, sông Nile để lại một lớp phù sa màu đen, mà người Ai Cập gọi là “Ar”. Bài viết dưới đây sẽ miêu tả chi tiết hơn về lễ hội thiêng liêng này.
Những điều bạn cần biết về sông Nile ở Ai Cập
Tên gọi của sông Nile xuất phát từ hệ ngôn ngữ Xê – Mit (Semitic languages). Lúc đầu, nó có tên là Nahal, sau đổi lại thành Neilos. Có nghĩa là “dòng sông thung lũng”. Không chỉ mang đến lượng phù sa màu mỡ cho đất liền. Sông Nin còn mang đến những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn cho người Ai Cập. Nước sông giúp chống lại các hiện tượng xói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc. Và cung cấp nguồn nước ngọt chính cho toàn vùng đất Ai Cập. Và chính tại hai bên bờ sông Nin. Người Ai Cập bắt đầu tạo ra nền văn minh rực rỡ của cả loài người. Nền văn minh sông Nin.
Sông Nin bắt nguồn từ Burudi, một vùng đất nằm ở phía Nam xích đạo. Chảy dọc theo vùng Đông Bắc Phi. Và cuối cùng mới chảy qua lãnh thổ Ai Cập. Trước khi đổ ra biển Địa Trung Hải. Trước đây, sông Nin từng được cho là con sông dài nhất thế giới với chiều dài 6.853 km. Nhưng sau đó người ta đã chứng minh được rằng con sông dài nhất phải là sông Amazone. Và đương nhiên, sông Nin là con sông dài thứ 2. Người ta thường so sánh lũ lụt với thú dữ. Nhưng cư dân 2 bên bờ sông Nile lại còn mong ngóng những trận ngập lụt. Và sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng rất long trọng.
Lễ hội sông Nile thiêng liêng của người Ai Cập
Trung tuần tháng 6 hằng năm, hễ nhìn thấy màu nước sông Nile ngả màu xanh (dấu hiệu sắp có lũ lụt). Là người ta hào hứng tập trung đến bờ sông Nile để tổ chức “đêm rơi lệ”. Khi ấy, trên mặt sông, người ta ca hát nhảy múa trên những con thuyền đang ngang dọc ngược xuôi dày đặc.
Ở trên bờ người ta đặt một bức tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ. Để mọi người lần lượt cúi đầu tỏ lòng kính trọng trong tiếng tụng niệm của vị chủ tế. Đến tháng 8, khi nước sông Nile tràn qua hai bờ đê dâng ngập cả một vùng đất mênh mông. Thì người ta lại thêm một lần tưng bừng chào đón nữa. Lúc này cả pháp quan, quần thần văn võ. Và thủ lĩnh của giáo phái cũng đến tham gia. Cùng với việc tổ chức ca hát và nghi thức chúc mừng. Người ta còn tạc một cô gái đẹp kính dâng lên thần sông Nile để họ kết thành vợ chồng.
Nguồn gốc của lễ hội
Bắt nguồn từ một truyền thuyết
Ngày hội sông Nile bắt nguồn từ một truyền thuyết rất sinh động. Một hôm, chồng của nữ thần Aixirong đi chơi gặp nạn và bị chết. Nữ thần vô cùng đau đớn, khóc lóc thảm thiết. Nước mắt của bà trút xuống như mưa. Như lũ làm dâng ngập cả hai bên bờ của dòng sông Nile. Để làm giảm bớt nỗi đau thương của nữ thần. Người ta đã ca hát vỗ về rất nhiều. Và cuối cùng thì nữ thần cũng đã đổi buồn thành vui. Nụ cười lại trở về nơi khoé miệng.
Người ta còn nói rằng, vì nước tràn dâng qua hai bên bờ sông là nước mắt của nữ thần nên tất cả những nơi có nước sông tràn qua đều rộ hé mầm non, làm xuất hiện các cây lương thực. Và từ đó, mỗi khi nước sông Nile dâng tràn là người ta lại mừng vui ca hát. Thực ra, ngày hội sông Nile ngập tràn trở thành ngày hội truyền thống của người Ai Cập chính là do mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của họ với sông Nile.
Vai trò của sông Nile đối với cuộc sống người dân
Hàng nghìn năm nay, cư dân hai bờ sông Nile vì đã biết tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp. Và cũng chính vì vậy mà nơi đây đã trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc với nền kinh tế phát triển nhất trong lịch sử các nước châu Phi. Uống nước nhớ nguồn, cư dân ở đây từ đời này qua đời khác không ai quên được ơn sâu của dòng sông Nile. Họ coi sông Nile như là thần cho nên cứ mỗi năm một lần, họ lại tổ chức chào mừng ngày sông Nile dâng nước để tỏ rõ tình cảm.
Hy vọng bài viết của wpg đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: Dulichvietnam.com.vn